Công nghệ composite FRP sở hữu những ưu điểm gì? Tại sao nên sử dụng bọc nhựa composite? Đâu là những phương pháp chế tạo composite FRP phổ biến hiện nay? Những vấn đề này sẽ được Sibe đề cập chi tiết trong nội dung bài viết. Hãy theo chân Sibe và tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên.
Ưu điểm của công nghệ composite FRP
Vật liệu FRP là tên viết tắt của từ Fibeglass Reinfored Plastic. Vật liệu này còn được biết đến với tên gọi là nhựa composite gia cường.
Sản phẩm này quy tụ nhiều đặc tính nổi bật như: độ bền cao, trọng lượng nhẹ, không bị ăn mòn,... Chính vì vậy mà vật liệu có tính ứng dụng cao trong hầu hết các lĩnh vực dân dụng và công nghiệp.
Cùng Sibe tìm hiểu sâu hơn về những ưu điểm nổi bật của công nghệ composite FRP:
- Tăng tính thẩm mỹ cho công trình xây dựng.
- Dễ cắt uốn và tạo kiểu dáng.
- Mẫu mã đa dạng nên đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng.
- Có trọng lượng nhẹ nên thuận tiện trong việc vận chuyển và thi công xây dựng, nhất là những khu vực có địa hình khó di chuyển.
- An toàn, không dẫn điện, không dẫn nhiệt.
- Giá thành hợp lý và đa dạng về giá nên giúp người mua an tâm sử dụng. Bên cạnh đó, quy trình bảo hành và bảo trì đơn giản, tiết kiệm chi phí.
- Độ bền cao, chịu nhiệt, chịu ẩm, chịu rung tốt.
- Chống tia UV, chống oxy hóa, chống lại những tác động xấu từ môi trường và thời tiết. Đặc biệt, sản phẩm có khả năng chống lại sự ăn mòn từ hóa chất.
- Có tuổi thọ cao, lên đến 10-20 năm nếu sử dụng đúng cách.
- Không gây hại cho con người hoặc môi trường.
- Có khả năng thích nghi tốt trong nhiều môi trường, kể cả môi trường có nhiệt độ cao.
FRP mang nhiều ưu điểm vượt trội của nhựa nhân tạo. Mặc khác, sản phẩm khắc phục những nhược điểm của vật liệu truyền thống. Ví dụ như: dễ cháy, dễ nứt vỡ,... Đây cũng là nguyên nhân giúp vật liệu này luôn nhận về nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Tại sao nên sử dụng công nghệ composite FRP?
Ngày nay, bọc nhựa composite được sử dụng vô cùng rộng rãi. Vậy điều gì giúp chúng nhận về những đánh giá cao từ khách hàng? Tất cả là bởi những nguyên nhân sau đây:
- Bọc nhựa composite có khả năng chống ăn mòn từ axit và các loại hóa chất tốt. Vì vậy mà công nghệ này được xem là giải pháp tối ưu cho các bồn chứa hóa chất HCL, bồn chứa NaOH, bồn chứa Jarvan,...
- Bọc nhựa composite làm tăng khả năng chịu lực cho công trình, tăng độ bền, tăng khả năng chịu va đập, chống oxy hóa tốt. Nhờ vào những đặc điểm này mà công trình xây dựng luôn duy trì sự ổn định theo thời gian.
- Rút ngắn thời gian thi công dự án. Vì công nghệ composite FRP không có đường hàn nên giúp làm tăng khả năng chống thấm và chống rò rỉ. Nhờ vậy mà việc sửa chữa và khắc phục những lỗi hư hỏng cũng trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn.
- Tạo một lớp bảo vệ chống thấm trên bề mặt vật liệu. Thông qua đó, vật liệu có khả năng chống chịu lại những tác động tiêu cực từ môi trường.
- Có khả năng cách điện và cách nhiệt tốt nên không gây nguy hiểm cho người dùng.
Những công nghệ composite FRP phổ biến hiện nay
Ngày nay, composite được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp gia công và chế tạo vật liệu này.
Ở mục này, Sibe sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin chi tiết về phương pháp chế tạo FRP. Thông qua đó, chúng tôi giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất về FRP cũng như công nghệ composite FRP. Mời bạn theo dõi:
Công nghệ lăn tay
Công nghệ lăn tay được đánh giá là phương pháp đơn giản nhất trong chế tạo composite. Quy trình thấm và lăn sẽ được thực hiện cho đến khi nào đạt tiêu chuẩn về độ dày. Thành phẩm nhận về là những sản phẩm có màu sắc đẹp và bền màu.
Công nghệ lăn ép bằng tay áp dụng cho những vật liệu sau đây:
- Nhựa: polyester không no, epoxy, polyester,...
- Sợi: sợi thủy tinh, sợi cacbon,...
Công nghệ lăn tay mang đến nhiều ưu điểm vượt trội. Cụ thể như sau:
- Mẫu khuôn đơn giản.
- Thành phẩm có màu sắc đẹp mắt mà không cần sơn phủ hay trang trí thêm.
- Màu sắc sản phẩm đồng nhất và bền màu.
Công nghệ súng phun
Sự ra đời của công nghệ súng phun đã thay thế cho kỹ thuật lăn ép bằng tay. Với những khuôn quá lớn không thể thực hiện bằng tay, nhà sản xuất sẽ sử dụng công nghệ súng phun.
Ưu điểm của kỹ thuật súng phun là thời gian thực hiện ngắn và tự động hóa. Bên cạnh đó, phương pháp này không yêu cầu lao động có chuyên môn cao như công nghệ lăn ép nhưng vẫn mang về hiệu quả cao.
Công nghệ pulltrusion
Công nghệ pulltrusion là một trong 5 phương pháp chế tạo FRP phổ biến hiện nay. Công nghệ này ra đời vào năm 1948. Về sau, phương pháp này được biết đến rộng rãi và nhận về nhiều sự chú ý.
Phương pháp pultrusion sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Điển hình là:
- Độ bền và độ cứng cao.
- Chất lượng sản phẩm ổn định.
- Hiệu quả sản xuất cao.
- Chiều dài sản phẩm sẽ chịu sự ảnh hưởng của không gian sản xuất mà không chịu sự tác động của năng suất thiết bị hay quy trình.
Công nghệ đúc nén
Công nghệ đúc nén sử dụng máy chịu áp lực, có gia nhiệt và khuôn. Dưới sự tác động của lực và lực nén, phản ứng đông cứng được hình thành.
Thông thường, công nghệ đúc nén được ứng dụng trong các dự án có quy mô lớn.
Tại thị trường Việt Nam, phương pháp đúc nén gần như chưa được áp dụng nhiều. Nguyên nhân là bởi công nghệ này yêu cầu mức đầu tư về thiết bị lớn.
Công nghệ quấn sợi
Với quy trình quấn sợi, các sợi composite được quấn liên tục quanh trục hình trụ. Các sợi di chuyển liên tục qua bể nhựa và quấn vào trục quay theo một chiều nhất định.
Quá trình này tạo ra các sản phẩm rỗng có dạng giống hình ống dẫn.
Thông tin liên hệ
Tư vấn thêm về công nghệ composite FRP và mua vật liệu FRP chính hãng tại địa chỉ sau đây:
- CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA SIÊU BỀN - TÔN NGÓI NHỰA SIBE
- Địa chỉ: 14 Phạm Ngọc Thạch, P. Phú Mỹ, Tp.Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Hotline: 0981372737
- Website: sibe.com.vn
- Email: info@sibe.com.vn
>>> Tham khảo thêm kiến thức hay về vật liệu composite