Vật liệu composite ngày càng phổ biến bởi những ưu điểm tuyệt vời như: độ bền cao, dễ thi công, chống ăn mòn,... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp gia công vật liệu composite. Bài viết này, Sibe sẽ cung cấp những thông tin về vấn đề này, giúp bạn có cái nhìn khách quan và toàn diện.
Review 5 phương pháp gia công vật liệu composite
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chế tạo vật liệu composite. Trong đó phải kể đến 5 phương pháp sau đây: lăn tay, súng phun, Pultrusion, đúc nén và quấn sợi. Mỗi kỹ thuật có ưu điểm và yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Mời bạn tham khảo.
Phương pháp lăn tay
Với công nghệ lăn tay, người thợ tẩm ướt sợi thủy tinh cùng chất lỏng. Trong đó, nhựa có thể pha hoặc chưa pha chất đóng rắn. Một số ứng dụng của kỹ thuật lăn tay là: thùng xe tải, bồn chứa hóa chất.
Sau đây là ưu nhược điểm của phương pháp gia công vật liệu composite bằng kỹ thuật lăn tay:
Ưu điểm:
- Thiết kế linh hoạt
- Phù hợp gia công sản phẩm phức tạp
- Dụng cụ rẻ, phí đầu tư thấp
- Hàm lượng sợi cao.
Nhược điểm:
- Chỉ có một bề mặt nhẵn mịn.
- Thời gian đóng rắn dài.
- Chất lượng phụ thuộc vào kỹ năng và tay nghề của thợ.
- Chất độc hại cao, dễ thấm vào trang phục. Với phương pháp này, công nhân nên tuân thủ vấn đề bảo hộ lao động.
Phương pháp súng phun
Sự ra đời của kỹ thuật súng phun đã thay thế công nghệ lăn tay. Phương pháp này phù hợp với dự án có khuôn quá lớn, không thể chuẩn bị sợi gia cường bằng tay vì trọng lượng quá nặng.
Theo chuyên gia, phương pháp gia công vật liệu composite bằng công nghệ súng phun giúp rút ngắn thời gian so với kỹ thuật cũ. Hơn thế, kỹ thuật này linh hoạt kết hợp với nhiều phương pháp khác như: phủ, tự động hóa. Từ đó, người dùng tăng năng suất trong công việc.
Kỹ thuật súng phun ứng dụng trong gia cường hồ bơi, thùng chứa kim loại,... Ngoài ra, công nghệ này còn được sử dụng để sản xuất pano bảo vệ máy, bồn tắm,...
Công nghệ Pultrusion
Với kỹ thuật Pultrusion, những người thợ sẽ thực hiện kéo sợi qua bộ phận quấn tẩm ướt nhựa, sau đó định hình và đóng rắn. Nguyên liệu chính của công nghệ này là: thủy sinh dạng roving và nhựa nhiệt rắn (dạng lỏng).
Hiện nay, phương pháp gia công vật liệu composite bằng công nghệ Pultrusion được ứng dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, một số quốc gia sử dụng nhiều nhất phải kể đến Nhật, Thụy Sĩ, Anh,...
Kỹ thuật đúc nén
Với phương pháp đúc nén, những người thợ sẽ dùng máy dưới áp lực và gia nhiệt, từ đó sinh ra phản ứng đóng rắn.
Công nghệ đúc nén chưa được ứng dụng rộng rãi ở thị trường Việt Nam. Nguyên nhân là bởi chi phí đầu tư trang thiết bị cao.
Phương pháp quấn sợi
Kỹ thuật quấn sợi được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất các thùng chịu áp lực hình trụ, hình cầu. Một số ứng dụng phổ biến nhất là:
- Ống dẫn khí oxy
- Vỏ động cơ phản lực
- Thùng chứa siêu lớn, thùng chứa xăng, acid, kiềm,...
- Thay thế hệ thống đường ống đô thị.
Gia công vật liệu composite cần quan tâm điều gì?
Sản xuất vật liệu composite cần quan tâm vấn đề gì? Mời bạn tham khảo:
Dụng cụ cắt gọt
Dụng cụ cắt gọt là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của vật liệu composite. Do vậy, việc lựa chọn dao cụ phù hợp vô cùng quan trọng.
Một số cơ sở lựa chọn dao phay hợp kim để gia công composite. Tuy nhiên, dụng cụ này tốn nhiều thời gian để hoàn thiện sản phẩm. Để giải quyết vấn đề trên, dụng cụ cắt gọt bằng kim cương đã ra đời. Dao cụ này được xem là giải pháp thay thế hiệu quả, tuổi thọ cao.
Giá kẹp
Thêm một bộ phận quan trọng mà bạn cần lưu ý khi gia công vật liệu composite là gá kẹp. Mục đích chính của dụng cụ này là cố định, chống rung và tạo sự chắc chắn.
Máy móc gia công
Đối với dự án phức tạp, đơn vị gia công sẽ cần đến 5 máy phay 5 trục. Còn đối với những chi tiết phức tạp hơn, họ cần nhiều công cụ hỗ trợ hơn.
Lưu ý khác
- Kỹ thuật gia công: cần tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ thuật khi gia công composite. Ngoài ra, tính thẩm mỹ cũng cần được đề cao (độ dày, độ phẳng, độ bóng bề mặt, keo dán,...).
- An toàn lao động: cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động, môi trường làm việc thoáng mát, không bụi bẩn, không khí độc.
Thông tin chung về cấu tạo và đặc tính của composite
Cùng với sự xuất hiện của công nghệ chế tạo tên lửa (Mỹ), composite đã ra đời. Kể từ những năm 1950 đến nay, vật liệu composite đã không ngừng phát triển. Cùng Sibe tìm hiểu cấu tạo và đặc tính của composite ở nội dung bên dưới.
Cấu tạo
Composite gồm hai thành phần chính là vật liệu nền và vật liệu gia cường. Trong đó:
- Vật liệu nền: chất nền bao gồm: sứ, kim loại, polyme,...
- Vật liệu gia cường: có hai loại cốt chính là: cốt sợi và cốt hạt.
Đặc tính
Vật liệu nền:
- Giúp các thành phần bên trong composite liên kết với nhau, từ đó tạo thành một thể thống nhất.
- Bảo vệ phần lõi khỏi những tác động bên ngoài.
- Hình thành nên các đặc tính như: cách điện, cách nhiệt, dẻo dai.
Vật liệu gia cường:
- Giúp composite chống chịu những hóa chất độc hại từ môi trường.
- Thân thiện với môi trường.
- Chi phí đầu tư thấp nhưng có hiệu quả cao.
Tổng kết
Như vậy, Sibe đã giới thiệu đến bạn đọc 5 phương pháp gia công vật liệu composite phổ biến nhất hiện nay. Bao gồm: phương pháp lăn tay, súng phun, Pultrusion, đúc nén và quấn sợi. Mỗi công nghệ có những đặc điểm và ưu điểm riêng.
Khách hàng cần mua vật liệu composite chất lượng với giá tốt, hãy đến với Sibe. 100% khách hàng của Sibe đều được bảo vệ quyền lợi tốt nhất.
=== >>> Tham khảo thêm vật liệu composite Sibe
Thông tin liên hệ
Mua vật liệu composite tại địa chỉ sau đây:
- CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA SIÊU BỀN - TÔN NGÓI NHỰA SIBE
- Địa chỉ: 14 Phạm Ngọc Thạch, P. Phú Mỹ, Tp.Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Hotline: 0981372737
- Website: sibe.com.vn
- Email: info@sibe.com.vn
=== >>> Tham khảo thêm kiến thức về vật liệu composite